Nẹp chống trượt cầu thang đa dạng mẫu mã bao gồm có nẹp inox, nẹp nhôm, nẹp đồng tha hồ cho khách hàng lựa chọn, bao chất lượng và giá cạnh tranh nhất thị trường.
Tác dụng của nẹp chống trơn cầu thang
- Hạn chế trơn trượt ở mũi bậc cầu thang, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Bảo vệ cạnh gạch, cạnh xi măng khỏi sứt mẻ, do va chạm khi di chuyển qua lại.
- Giúp thi công nhanh hơn do không cần mài mòi cạnh gạch.
- Góp phần trang trí – tạo điểm nhấn mới mẻ cho khu vực cầu thang.
Dưới đây là một số nẹp mẫu nẹp chống trơn cầu thang phổ biến:
Ưu điểm của nẹp chống trượt bằng inox
- Dễ thi công, chỉ cần dùng keo silicon, keo tibon gắn nẹp sau khi ốp lát xong
- Chất lượng inox nên các đường chỉ chống trượt cầu thang có độ bền rất cao, không bị mài mòn trong suất quá trình sử dung, đảm bảo an toàn.
- Nẹp có tuổi thọ cao hơn nẹp nhôm và nẹp đồng giúp giảm thiểu chi phí thay mới khi sử dụng
- Nẹp có đầy đủ quy cách và màu sắc tha hồ bạn lựa chọn
Tùy theo chất lượng tuổi thọ và giá thành mà khách hàng chọn cho công trình của mình loại nẹp phù hợp nhất.
Thi công nẹp chống trượt cầu thang
- Bước 1: Vệ sinh phần mũi bậc, đục bỏ các vị trí lồi lõm, lau sạch bụi bẩn.
- Bước 2: Đo và cắt thanh chống trượt cầu thang theo đúng kích thước chiều rộng bậc cầu thang
- Bước 3: Bơm keo lên nẹp – dán nẹp ( ấn chặt nẹp xuống mũi bậc cầu thang để đảm bảo độ bám dính)
- Bước 4: Vệ sinh vị trí vừa gắn nẹp và bóc băng dính bảo vệ sau khi thi công xong.

Cách bảo dưỡng nẹp chống trơn
- Trước khi thi công xong, bạn không được bóc lớp băng dính bảo vệ trên thanh nẹp chống trượt. Nếu phát hiện các vết bẩn, keo vữa dính trên thanh nẹp cần dùng giẻ ẩm lau ngay.
- Không nên dùng các dụng cụ kim loại để lau chùi, vệ sinh nẹp vì có thể gây xước. Bạn có thể loại bỏ các vết xước bằng cách đánh bóng inox.
- Không dùng các loại hóa chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh nẹp như: các chất chứa PH, chất gây ăn mòn, chất có độ hòa tan.